Phân bón Diatomite
Những năm qua chất lượng và sản lượng nông sản ngày càng gia tăng, một phần không nhỏ là nhờ vào việc cải tiến kỹ thuật thâm canh, giống cây trồng và phân bón. Trong đó sự ra đời và phát triển của phân bón là một bước tiến mới, quan trọng trong ngành nông nghiệp góp phần tăng năng suất cây trồng. Theo số liệu cho thấy, cây trồng chỉ hấp phụ được cao nhất 50% lượng phân bón bổ sung cho đất. Lượng phân bón còn lại bị rửa trôi gây ra sự lãng phí về mặt kinh tế đồng thời đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nông nghiệp đang xảy ra nghiêm trọng hiện nay. Chính vì vậy vấn đề cải thiện chất lượng phân bón thông qua hiệu quả hấp phụ dinh dưỡng của cây trồng đang là một hướng đi có tính triển vọng ứng dụng cao của các nhà khoa học cũng như doanh nghiệp sản xuất phân bón.
Với kết cấu khung tảo đặc biệt đã làm cho Diatomite có khả năng hấp phụ lớn, độ xốp cao. Điều này khiến cho Diatomite trở thành vật liệu lý tưởng trong cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây trồng thông qua cơ chế hấp phụ và nhả chậm dinh dưỡng. Đồng thời Diatomite nâng cao tính chất cơ lý hóa của đất giúp tăng năng suất cây trồng theo thời gian. Đây là loại vật liệu vừa có ý nghĩa trong việc cải thiện chất lượng phân bón, đất trồng vừa mang giá trị kinh tế cho người dân.
Hiện tại mỏ khai thác Diatomite lớn nhất và chất lượng nhất là mỏ Hoà Lộc ở Phú Yên. Diatomite này có thành phần khoáng vật như sau:
Vỏ tảo Diatomate: Chiếm 10-60% với dạng hình ống và hình trụ kéo dài, đường kính từ 0,01- 0,05 mm, có tiết diện hình chữ nhật chiều dài cạnh từ 0,01 – 0,02mm;
Opan: Chiếm tỷ lệ nhỏ trong thành phần của Diatomate
Sét: Chiếm từ 5 – 24% chủ yếu là hydromica và lẫn ít khoáng vật Motmorillonit;
Gai xương bột biển: Chiếm 1 – 15% có dạng đầu nhọn và dài 0,01 – 0,25mm;
Gnauconit: Chiếm từ 10 – 15%, có dạng vẩy nhỏ, màu lục nhạt;
Vụn Thạch anh: Chiếm tỷ lệ khoảng < 2% có kích thước 0,01 – 0,1 mm.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA DIATOMITE
SiO2 | Fe2O3 | Al2O3 | MKn | TiO2 | CaO | MgO | K2O | Na2O | SO3 |
> 63% | < 7,0% | <18% | <11% | < 1,4% | < 1,1% | < 3,0% | < 0,2% | < 2,5% |